sponsor

sponsor

Slider

Bài mới nhất

Mong có Con

Mang thai

Sau khi sinh

Con đang lớn

Blog em bé

Tin tức

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Có nguy hiểm không? Đây là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là những người đang có kế hoạch mang thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự biết rõ về bệnh cũng như những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tất tần tật những điều cần biết về viêm lộ tuyến tử cung là gì, nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị và mức độ nguy hiểm của viêm lộ tuyến cổ tử cung đều được bật mí trong bài viết sau đây. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Dù các triệu chứng không quá nguy hiểm, nhưng viêm lộ tuyến tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm


Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng tế bào trong cổ tử cung phát triển lấn ra bên ngoài cổ tử cung dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại phần lộ tuyến. Hiện tượng này là điều kiện để các loại vi khuẩn, nấm phát triển & làm viêm nhiễm vùng lộ tuyến.
Giải thích chi tiết hơn cụ thể như sau: tuyến cổ tử cung nằm dưới lớp mạc tử cung, tiết dịch nhờn bôi trơn để tử cung hoạt động dễ dàng hơn. Bình thường tuyến này nằm ở trong, tuy nhiên do một nguyên nhân nào đó bị lộ ra ngoài nên gọi là lộ tuyến cổ tử cung. Bản chất lộ tuyến cổ tử cung là lành tính.
Tuy nhiên, vì những tế bào lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như tế bào trong tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm. Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến vô sinh, ung thư.
Khí hư ra nhiều bất thường là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Khí hư này có thể có màu trắng đục, dính từng mảng, đôi lúc có mùi hôi hoặc có màu vàng xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều… Tuy nhiên các dấu hiệu này thường khó phân biệt, cho nên, cách tốt nhất là khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Trong trường hợp bệnh ở tình trạng nặng, người phụ nữ có thể bị xuất huyết nhẹ sau quan hệ tình dục.

Các nguyên nhân gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung

Khi đã hiểu rõ về khái niệm “Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì” thì các mẹ chuẩn bị mang thai cần tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị để có được một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Do cổ tử cung mở rộng sau sinh, những phụ nữ đã sinh con thường có nguy cơ mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cao hơn. Tuy nhiên, những người chưa có con vẫn có khả năng bị viêm lộ tuyến cổ tử cung do các biến động về nội tiết sinh dục nữ hoặc đôi khi không rõ lý do.

Những trường hợp sau có thể bị viêm lộ tuyến cổ tử cung

  • Độ pH của âm đạo bị thay đổi
  • Lượng estrogen tăng làm tăng các tế bào trong cổ tử cung
  • Hoạt dộng tình dục mạnh dẫn đến các tuyến bị trầy trước
  • Dùng thuốc ngừa thai có nhiều estrogen
  • Sinh đẻ nhiều
  • Nạo hút thai, sảy thai gây tổn thương đến niêm mạc tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?

Dù các triệu chứng không quá nguy hiểm, nhưng viêm lộ tuyến tử cung sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn ở cổ tử cung phát triển, từ đó dẫn đến một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
  • Viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung: Cổ tử cung lộ tuyến có thể làm tăng sự phát triển của các loại vi khuẩn như trùng roi, nấm, tạp khuẩn hoặc Chlamydia, Lậu, mụn rộp sinh dục… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến viêm cổ tử cung, từ đó dẫn đến viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung.
  • Gây vô sinh, hiếm muộn: Lộ tuyến tử cung làm tăng tiết dịch âm đạo, vừa ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng, vừa làm tăng độ pH trong âm đạo làm tinh trùng khó sống trong môi trường này, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
  • Ung thư cổ tử cung: Tuy chỉ là những tổn thương lành tính, nhưng lộ tuyến tử cung kéo dài trong nhiều năm có thể là nguyên nhân gây ung thư.

Cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường như tăng dịch tiết âm đạo, dịch âm đạo có màu, mùi khó chịu, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của viêm lộ tuyến, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Nếu chỉ ra khí hư bình thường, có thể uống thuốc, đặt thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện việc đốt điện, áp lạnh để đốt các tuyến này.
Khi điều trị cần thực hiện theo đúng hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo bệnh được điều trị triệt để. Ngoài ra, để hạn chế bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung và những bệnh phụ khoa khác, bạn nên vệ sinh “cô bé” hàng ngày, nhất là những ngày có kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục.
Được tổng hợp bởi: ChefOfKing.Net

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn với 5 bí quyết đơn giản

Muốn mau có thai, trước hết người phụ nữ cần một chu kỳ kinh nguyệt đều đăn. Để tránh tình trạng tháng sớm, tháng trễ thất thường, bạn chỉ cần áp dụng 5 bí quyết đơn giản dưới đây mà Blog Chăm Sóc Mẹ Bầu cung cấp là được
Chu kỳ kinh nguyệt đều là dấu hiệu cho thấy các nội tiết trong cơ thể bạn đang hoạt động bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ này tới ngày đầu tiên của kỳ tiếp theo. Chu kỳ có thể dao động từ  21-45 ngày ở  trẻ em gái chưa trưởng thành và từ 28-35 ngày ở phụ nữ trưởng thành. Chu kỳ quá dài hay quá ngắn, lượng máu kinh ra quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ sinh sản.
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào?
Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen bắt đầu tăng. Estrogen cũng làm cho niêm mạc tử cung dày lên. Niêm mạc tử cung là nơi mà sẽ nuôi dưỡng phôi thai nếu có sự thụ thai xảy ra.Trung bình vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ 28 ngày, trứng trưởng thành di chuyển khỏi buồng trứng. Điều này được gọi là sự rụng trứng. Mỗi tháng có một trứng rụng, một vài trường hợp có nhiều hơn một trứng hoặc không có trứng rụng trong chu kỳ.
Sau khi trứng đã rời khỏi buồng trứng, nó bắt đầu di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Nội tiết tăng lên và giúp chuẩn bị nội mạc tử cung cho thai kỳ. Thời điểm dễ thụ thai nhất là trong 3 ngày trước hoặc sau ngày rụng trứng. Nhưng không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng có trứng rụng vào ngày 14 mà nó còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh dài hay ngắn. Nếu trứng không gặp được tinh trùng ở thời điểm rụng trứng thì sự thụ thai không diễn ra, mức độ hormone giảm, niêm mạc tử cung dày lên bị bong tróc ra chảy ra ngoài, đó là hiện tượng kinh nguyệt. Những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều, buồng trứng hoạt động tốt, trứng rụng đều thì khả năng thụ thai cũng cao. Ngược lại, người có chu kì kinh nguyệt không đều thường hay gặp tình trạng rối loạn phóng noãn, gây khó khăn cho quá trình thụ thai.

Giữ chu kỳ kinh nguyệt đều để mau đón bé cưng về nhà

Kinh nguyệt đều khi vòng kinh luôn lặp đi lặp lại đúng theo chu kỳ từ 28-35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hay quá ngắn đều ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều do nhiều yếu tố như: stress, chế độ ăn uống, sự mất cân bằng nội tiết tố, và bị bệnh…
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt điển hình có 28 ngày
Để có một chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định, bạn nên:
– Khám phụ khoa định kỳ: Để loại trừ trường hợp bất thường tử cung, polyp cổ tử cung hoặc u xơ tử cung, hoặc nhiễm trùng tử cung. Đây là những nguyên nhân ít gặp hơn nhưng cần được xem xét. Bạn sẽ được chỉ định làm siêu âm để đánh gía tử cung, vòi trứng. Siêu âm không hề gây đau đớn.
– Tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng: bằng một cuốn sổ tay nhỏ, bạn hãy ghi lại ngày bắt đầu và ngày kết thúc chu kỳ kinh, ghi lại tất cả các dấu hiệu trước khi có kinh. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng theo dõi ngày rụng trứng trên điện thoại có thể trợ giúp đắc lực cho bạn. Nếu muốn có thai sớm, bạn có thể kết hợp đi khám và siêu âm kiểm tra sự phát triển của nang noãn. Bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn lời khuyên về thời điểm giao hợp dễ thụ thai nhất. Có thể bạn sẽ được dùng thuốc để điều chỉnh vòng kinh hoặc ổn định nội tiết tố.
– Chế độ ăn uống giàu vitamin khoáng chất: Chế độ ăn uống của bạn cần lành mạnh, đặc biệt là giảm lượng tinh bột, tăng chất xơ, acid folic, omega 3, tăng cường vitamin và khoáng chất… Chế độ ăn uống khoa học là một trong những phương pháp đơn giản mà lại đem lại hiệu quả tuyệt vời giúp cải thiện nội tiết tố, giúp bạn có một chu kỳ kinh nguyệt đềutăng khả năng thụ thai.
– Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Đây luôn là bí kíp vàng để giữ gì sức khoẻ, đặc biệt đối với chị em phụ nữ thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, giúp nội tiết tố hoạt động ổn định làm cho sự rụng trứng và kinh nguyệt đều hơn. Ngoài ra còn giúp giải quyết các rắc rối mà bạn hay gặp phải trong chu kỳ như: đau lưng, đau bụng, đau ngực.
– Tập thể dục thể thao: Giúp giải phóng năng lượng và giúp điều hoà nội tiết tố, ổn định chu kỳ kinh nguyệt là điều chị em nên làm và duy trì liên tục là liều thuốc quý hữu ích cho sức khoẻ và tinh thần.
Được tổng hợp bởi: ChefOfKing.Net

HPV có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Là một loại vi rút gây u nhú ở người, HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Rất có thể bạn sẽ bị mắc vi rút HPV mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nếu đang có ý định sinh con, bạn nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để hạn chế những rủi ro về sức khỏe cho mẹ lẫn bé.
Trên thực tế, nếu may mắn bạn có thể sẽ không có vấn đề gì với tất cả các vi rút HPV. Tuy nhiên, bạn cần biết một số chủng của vi rút HPV được coi là “nguy cơ thấp” và có thể gây ra mụn có ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Ở những chủng khác được coi là “nguy cơ cao” và có thể gây ra tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.
Chủng virus HPV lên đến hàng trăm loại, mỗi loại lại gây ra những triệu chứng khác nhau
Chủng vi rút HPV lên đến hàng trăm loại, và mỗi loại lại gây ra những triệu chứng khác nhau. Thường thì, triệu chứng chung của HPV là những mụn cóc li ti quanh vùng âm đạo và cổ tử cung. Tuy nhiên, chúng quá bé quá “nguy hiểm”, nên đôi khi bạn thường không thể tự mắt phát hiện. Kết quả là vi rút có hại bắt đầu tấn công cơ thể bạn và gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.
Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh “ung thư”. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.
Đối với tiền ung thư, có thể điều trị bằng 3 cách: Cắt bỏ khu trú phần niêm mạc bất thường trong cổ tử cung bằng các thủ thuật cắt bỏ khu trú hoặc các thủ thuật nạo hay bóc tách (ablative); cắt bỏ khu trú bao gồm sinh thiết khoét chóp hoặc thủ tục cắt vòng điện (LEEP); nạo hay bóc tách bao gồm hơi laser hoặc đông lạnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phải được thảo luận với bác sĩ. Điều trị thành công tiền ung thư cổ tử cung gần như chắc chắn có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung xảy ra.
Tùy thuộc vào bao nhiêu mô tế bào bị loại bỏ và lấy ra, ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến “đường ra” của em bé và gây nên chứng suy cổ tử cung. Tình trạng này rất dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai bởi cổ tử cung không đủ chắc để giữ thai nhi. Khi mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm HPV vẫn duy trì chuyện “yêu đương”, rất có thể bệnh sẽ lây cho ông xã nếu không có biện pháp bảo vệ. Hơn nữa, vi rút còn có “khả năng” di chuyển qua dây nhau và gây mụn cóc ở dâu thanh quản của bé con trong bụng.
Hiện đã có vắc-xin phòng ngừa từ ban đầu cho bệnh ung thư cổ tử cung. Tại Singapore, hai loại thương mại hiện có là Cervarix và Gardasil. Cả hai loại vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại HPV 16 và 18, nguyên dân dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến khích tiêm chủng loại ung thư có thể được ngăn ngừa này.
Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể phát triển ung thư cổ tử cung ngay cả sau khi tiêm chủng, vì vậy vẫn nên kiểm tra PAP smear. Mặc dù không thoải mái, việc kiểm tra vùng chậu và xét nghiệm Pap smear vẫn là phương pháp đáng tin cậy nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Tất cả phụ nữ có sinh hoạt tình dục nên làm các xét nghiệm này mỗi năm một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: 9 loại thực phẩm bà bầu nên ăn khi mang thai 

Được tổng hợp bởi: ChefOfKing.Net

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung tưởng bình thường mà bất thường

Cổ tử cung chính là cửa ngõ "hạnh phúc" của phụ nữ. Đó là lý do ai cũng lo ngại khi chớm nghi ngờ những dấu hiệu ung thư cổ tử cung.
Cổ tử cung là bộ phận nằm giữa âm đạo và tử cung. Khi các tế bào trong cổ tử cung trở nên bất thường và nhân lên nhanh chóng, ung thư cổ tử cung có thể phát triển. Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung nặng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị.
Virus HPV được cho là nguyên nhân gây ra hầu như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên nếu đi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể sàng lọc virus này và các tế bào tiền ung thư để đề xuất phương pháp điều trị ngăn ngừa ung thư xảy ra. Những ai đang mong có con nhất định phải quan tâm đến vấn đề này sít sao.

Nguyên nhân phổ biển

HPV gây ra phần lớn các bệnh ung thư cổ tử cung. Một số chủng virus gây ra các tế bào cổ tử cung bình thường trở nên bất thường. Trong suốt nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ HPV vẫn luôn là nỗi ám ảnh của phụ nữ.
Những phụ nữ được tiếp xúc với một loại thuốc gọi là diethylstilbestrol (DES) trong khi mang thai cũng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Loại thuốc này là một loại estrogen mà các bác sĩ cho rằng có thể ngăn ngừa sảy thai.
Tuy nhiên, DES có liên quan đến việc gây ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung và âm đạo. Thuốc đã được ra khỏi thị trường tại Hoa Kỳ kể từ những năm 1970. Hãy nói chuyện với mẹ của bạn để xem trước đó bà có từng dùng loại thuốc này không. Đừng quên nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem bạn đã từng tiếp xúc với DES hay chưa.
dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung
Đau buốt sau khi khi qua hệ là một dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Bất kỳ dấu hiệu nào sau đây xảy đến một cách bất thường đều có thể là dấu hiệu cùng ung thư cổ tử cung:
  • Chảy máu kinh nguyệt dài ngày và ra nhiều hơn so với chu kỳ kinh nguyệt gần đó
  • Ra máu sau khi giao hợp hoặc khám vùng chậu
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Đau rát sau khi giao hợp
  • Chảy máu sau mãn kinh
  • Đau vùng chậu hoặc đau lưng dai dẳng không biết lý do
  • Đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có màu lạ, mùi lạ
Bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này đều cần được báo với cho bác sĩ. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ ngay cả khi chúng có vẻ như là triệu chứng của những tình trạng khác, ít nghiêm trọng hơn. Các tế bào tiền ung thư được tìm thấy sớm và điều trị ngay sẽ là cơ hội tốt để ngăn ngừa và chữa khỏi.
Nếu bạn lo lắng về bất kỳ thay đổi nào bạn gặp phải, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn sẽ gặp phải bao lâu và bạn thường gặp phải các triệu chứng như thế nào và một số câu hỏi khác.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung như thế nào?

Chìa khóa để chuẩn đoán ung thư cổ tử cung chính là thường xuyên thực hiện xét nghiệm Pap smear. Xét nghiệm này là một cách là một cách rất hiệu quả để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Pap smear có thể phát hiện những thay đổi bất thường ở cổ tử cung sớm hơn rất nhiều trước khi chúng trở thành ung thư.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên bắt đầu xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở tuổi 21. Bạn nên làm xét nghiệm này ít nhất ba năm một lần cho đến khi bạn bước sang tuổi 30. Khi bạn 30 tuổi, bạn nên tiếp tục duy trì thói quen này và bắt đầu thử nghiệm HPV. Bạn sẽ được xét nghiệm HPV 5 năm một lần nếu xét nghiệm đầu tiên là âm tính.
dấu hiệu ung thư cổ tử cung 1
Tiêm vắc-xin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung từ khi còn trẻ
Hiện đã có vắc-xin phòng ngừa từ ban đầu cho bệnh ung thư cổ tử cung. Tại Singapore, hai loại thương mại hiện có là Cervarix và Gardasil. Cả hai loại vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại HPV 16 và 18, nguyên dân dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung.
Ngay cả khi bạn đã có vắc-xin để bảo vệ chống lại HPV, bạn vẫn nên được khám nghiệm ung thư cổ tử cung như Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo.

Phương pháp chữa trị

Nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu mới chớm, ung thư cổ tử cung được coi là một trong những loại ung thư có thể chữa trị dứt điểm hiệu quả nhất.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tử vong vì ung thư cổ tử cung đã giảm 50% trong 30 năm qua. Việc xét nghiệm Pap thường xuyên để kiểm tra các tế bào tiền ung thư được cho là một trong những phương pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất. Được chủng ngừa HPV và trải qua xét nghiệm Pap thường xuyên có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Được tổng hợp bởi: ChefOfKing.Net

Bà bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?

3 tháng đầu với bà bầu là vô cùng quan trọng, tạo bước đệm để thai nhi phát triển tốt về sau. Bà bầu rất cần chú ý chế độ ăn để thai nhi phát triển tốt trong thời kỳ này. Bà bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu là câu hỏi mà nhiều các chị em chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai giai đoạn đầu để hỏi! Chính về thế Blog Chăm Sóc Mẹ Bầu sẽ giải đáp thắc mắc của các chị em thông qua bài viết này nhé!

Tổng quan về đặc điểm thai kỳ

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ với hệ thần kinh của bé.
ba-bau-nen-va-khong-nen-an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau
Bà bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? - Ảnh minh họa
 Trong thời gian này, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường, căn bản chỉ cần tăng trong khoảng từ 0..9kg tới 2,3kg. Đối với các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân thêm. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 - 6 bữa) trong đó cần đảm bảo đủ 3 bữa chính để giảm hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén
Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu sẽ hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Lúc đó là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.

Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai

Bà bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?

  • Bà bầu nên ăn

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:
Chất sắt: Chất sắt giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu đổi với bà bầu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày. Chất này có nhiều trong các thực phẩm như thịt, gan,tim, cật, rau xanh và các loại hạt...
ba-bau-nen-va-khong-nen-an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau-2
Bà bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? 2
Canxi: Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ. Vì thế trong 3 tháng đầu, bà bầu cần bổ sung canxi để giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm cua, cá, rau xanh, đậu đỗ...
Vitamin B9 (Acid folic): Đây là loại vitamin giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tất nứt đốt sống trong bào thai.
Vitamin D: Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Vitamin D có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Thai phụ cần phơi nắng trực tiếp khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt).
Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường đề kháng, đồng thời giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây...
  • Bà bầu không nên ăn

Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Vì thế cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

KHÔNG ĂN QUÁ MẶN

Nhiều thai phụ có thói quen ăn mặn, nhưng điều này hoàn toàn không tốt vì sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.

Không ăn cá có lượng thủy ngân cao

Thủy ngân nhiễm trong một số loại cá biển như cá thu, cá mập, cá kiếm... nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi. VÌ thế, phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá này.
Bà bầu không nên ăn gì? Bà bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? 3

Không ăn thực phẩm quá hạn sử dụng, chưa qua tiệt trùng

Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm gây hại như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh đó, các sản phẩm sữa bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam...

Không uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích

Khi uống rượu, bia, lượng cồn trong chúng sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gay hại cho thai, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dạng.
Ngoài ra, không nên dùng nhiều đố uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafein có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa mang thai
Được tổng hợp bởi: ChefOfKing.Net

9 loại thực phẩm bà bầu nên ăn khi mang thai

Bạn đã liệt kê rất nhiều loại dưỡng chất dành cho bà bầu nhưng vẫn lo lắng có thể bỏ sót những loại vitamin cần thiết vì không thể nạp nhiều loại thực phẩm cùng cùng một lúc. Để trả lời cho câu hỏi " Bà bầu nên ăn gì khi mang thai? " Thấu hiểu được sự trăn trở của các mẹ, Bây giờ Blog Chăm Sóc Mẹ Bầu sẽ giới thiệu đến bạn 9 loại thực phẩm bà bầu nên ăn, không những thơm ngon mà còn là nguồn dưỡng chất thật dồi dào. Cùng khám phá xem đó là những loại nào nhé!

Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai

9 loại thực phẩm bà bầu nên ăn khi mang thai

1. Thịt nạc

thit-nac-la-loai-thuc-pham-ba-bau-nen-an
Thịt nạc là loại thực phẩm bà bầu nên ăn - Ảnh minh họa
Các amino axit có trong protein là những khối hợp nhất cấu trúc của mỗi tế bào trong cơ thể thai phụ và em bé. Những thực phẩm với hàm lượng protein cao sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa cơn đói. Vì vậy đây là lý do mà tại sao bạn lại cần bổ sung protein vào 3 bữa ăn của mình hằng ngày ( khoảng 75 gram). Đồng thời, thịt nạc còn là loại thực phẩm tốt cho bà bầu khi cung cấp hàm lượng chất sắt cao - dưỡng chất quan trọng thúc đẩy sự phát triển các tế bào máu trong cơ thể thai nhi cũng như hổ trợ cho cơ thể của bạn (Khi mang thai, lượng máu cần thiết có thể tăng lên đến 50% và điều này cũng giải thích tại sao tình trạng thiếu máu cấp khi mang thai lại phổ biến). Chất sắt còn giúp tăng cường kết nối của các dây thần kinh và hoàn thiện cấu trúc não của bé. Những loại rau củ giàu chất sắt như hạt quinoa, đậu lăng, trái cây sấy, tàu hũ, các loại rau có màu xanh đậm, các loại đậu sấy khô.

2. Đậu lăng

dau-lang-cung-la-loai-thuc-pham-ba-bau-nen-an
Đậu lăng cũng là loại thực phẩm bà bầu nên ăn - Ảnh minh họa
Đậu lăng được biết đến là một loại thực phẩm rất giàu vitamin B (hay còn gọi là axit folic) - dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Axit Folic rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc nào cũng như hệ thống thần kinh của bé, đồng thời ngăn ngừa hội chứng khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Ngoài ra, trong đậu lăng còn cung cấp thêm protein, vitamin B6 và sắt.
Rau chân vịt cũng được biết đến với hàm lượng axit folic, kèm chất sắt, vitamin A và canxi. Bạn có thể ăn sống như một lại salad kèm với cá, thịt.

3. Sữa chua

thuc-pham-sua-chua-chua-nhieu-canxi-va-cac-chat-dinh-duong-la-loai-thuc-pham-ba-bau-nen-an
Thực phẩm sữa chua chứa nhiều canxi vầ các chất dinh dưỡng là loại thực phẩm bà bầu nên ăn
Canxi có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai bởi đây là giai đoạn mà canxi không chỉ giúp xương em bé chắc khỏe mà còn cần thiết để đảm bảo các chức năng cơ và hệ thần kinh của người mẹ được hoạt động bình thường. Vì vậy, thai phụ nên bổ sung khoảng 1200mg canxi (4 bữa ăn) hằng ngày. Một trong những thực phẩm tốt nhất cho bà bầu với hàm lượng canxi dồi dào là sữa chua. Với hàm lượng canxi tương đương trong sữa, sữa chua còn cung cấp thêm protein và axit folic, đồng thời các lợi khuẩn trong sữa chua có thể ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa cũng như bệnh nhiễm trùng nấm men (rất phổ biến khi mang thai).

4. Cá hồi

Cá hồi được biết đến là một loại thực phẩm dồi dào axit béo Omega 3, trong đó quan trọng nhất là DHA. Các axit béo mà cơ thể không thể tự sản sinh ra được có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vitamin A và E, giảm thiểu nguy cơ trầm cảm trước khi sinh, đồng thời chúng còn rất quan trọng đối với sự phát triển các bộ phận cơ thể thai nhi đặc biệt là mắt và bộ não.
thuc-pham-ba-bau-nen-an-chinh-la-ca-hoi
Thực phẩm bà bầu nên ăn chính là cá hồi
Theo khuyến cáo của các tổ y tế Hoa Kì, thai phụ nên ăn từ 2 đến 3 bữa cá mỗi tuần. Các loại thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mồi hoặc hàu đều vừa có hàm lượng chất béo Omega 3 cao vừa an toàn với thai phụ.

5. Bơ

bo-la-loai-thuc-pham-ba-bau-nen-an-vi-no-mang-lai-rat-nhieu-dinh-duong-cho-ba-bau
Bơ là loại thực phẩm bà bầu nên ăn vì nó mang lại rất nhiều dinh dưỡng cho bà bầu

Bơ được biết đến là loại trái cây mang đến rất nhiều dưỡng chất trong đó nổi bật là các loại vitamin C, vitamin B6, axit folic, kali rất tốt cho sự phát triển của mô và não bộ của trẻ. Vì vậy, bơ không chỉ ngon miệng mà còn giúp thai phụ bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

6. Yến mạch

yen-mach-mang-lai-nhieu-xo-va-vitamin-b-la-thuc-pham-ba-bau-nen-an
Yến mạch mang lại nhiều xơ và vitamin B là thực phẩm bà bầu nên ăn
Yến mạch với nhiều chất xơ, vitamin B, sắt và một vài các nguyên tố rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là đối với thai phụ. Bạn có thể bổ sung yến mạch vào các bữa ăn sáng hoặc thêm yến mạch vào các bữa ăn sáng hoặc thêm yến mạch vào các loại bánh rán, bánh quy, bánh nướng xốp... Ngoài bạn có thể ăn kèm với các loại hạt khác như bắp, gạo, hạt quinoa, lúa mì, lúa mạch.

7. Cà rốt và tiêu

Cà rốt và tiêu đỏ chứa hàm lượng beta - carotene, giúp chuyển hóa vitamin A - một loại dưỡng chất quan trọng đến sự phát triển các bộ phận của thai nhi. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp cá loại vitamin C, B6 và chất xơ.

8. Xoài

Xoài được biết là một trong những loại một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin A và C. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, xoài còn giúp cơ thể của mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.

9. Nước

nuoc-la-thuc-pham-rat-can-thiet-trong-nhung-loai-thuc-pham-ba-bau-nen-an
Nước là thực phẩm rất cần thiết trong những loại thực phẩm bà bầu nên ăn
Bổ sung đủ lượng nước hằng ngày sẽ giúp cơ thể thật khỏe mạnh. Nước đem đến cho mẹ và bé rất nhiều lợi ích: giúp tái tạo tế vào mới, chuyển giao các chất dinh dưỡng, loại bỏ các độc tố. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể còn giúp thai phụ tránh được hiện tượng táo bón thai kì, giảm các nguy cơ gây mất nước. Vì vậy, các mẹ đừng quên bổ sung nước hằng ngày nhé!

Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giúp cho các mẹ tìm được chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mình trong những tháng thai kì. Nếu bạn biết thêm những loại thực phẩm nào tốt cho bà bầu khi mang thai thì đừng quên chia sẻ với Blog Chăm Sóc Mẹ Bầu dưới phần bình luận dưới đây nhé!

Xem thêm: Bà bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?
Được tổng hợp bởi: ChefOfKing.Net

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Giai Đoạn 4 Đến 6 Tháng Tuổi


Thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi cực kỳ thiết yếu và quan trọng với bé. Bé của bạn đã được 4 tháng tuổi và cần thêm thức ăn phụ ngoài sữa mẹ để tiếp tục lớn nhanh… Bạn nên cho bé ăn những gì ? Hãy cùng Blog Chăm Sóc Bà Bầu tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi


THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ GIAI ĐOẠN TỪ 4 ĐẾN 6 THÁNG TUỔI

Khi bé sẵn sàng ăn dặm, vấn đề thực sự không phải là bạn cho bé ăn gì. Mà vấn đề quan trọng là bạn chọn các thực phẩm đơn giản và không trộn lẫn. Theo truyền thống, bột ngũ cốc có bổ sung sắt là thức ăn dặm đầu tiên của các bé, có lẽ bởi vì bột mì trộn lẫn với sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức tạo ra mùi vị thân quen. Khi mới bắt đầu ăn dặm, bạn có thể nấu một thìa súp bột trộn lẫn với 2 – 3 thìa sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức. Bạn nên nấu thật loãng cho bé trong thời gian ban đầu mới tập ăn dặm và đặc dần khi bé đã quen.
Sau khi bé thường xuyên ăn 2 lần bột/ ngày, bạn có thể giới thiệu cho bé các loại rau nghiền nhừ và các loại hoa quả. Với thời điểm này, điều quan trọng không phải là bạn cho bé ăn loại rau quả nào đầu tiên, và bạn nên mua các loại thực phẩm dành cho bé ăn dặm chế biến sẵn hay tự làm cho bé. Điều quan trọng là bạn giới thiệu từng loại rau quả chứ không trộn lẫn. Bé của bạn sẽ mất khoảng vài ngày để thử một loại thức ăn mới, trong thời gian này, bạn không nên giới thiệu cho bé một loại thức ăn mới khác như vậy bạn có thể xác định chính xác loại thức ăn nào khiến bé bị tiêu chảy hay đau bụng.

Vạn sự khởi đầu nan


thuc-don-an-dam-cho-be-giai-doan-4-den-6-thang-tuoi-2
THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ GIAI ĐOẠN 4 ĐẾN 6 THÁNG TUỔI 2

Thức ăn đặc không giống sữa mẹ. Vì vậy bạn hãy kiên nhẫn và bình tĩnh giúp bé vượt qua giai đoạn này. Thức ăn để bé tập ăn nên đơn giản, dễ làm và bạn đừng chú ý tới thành phần dinh dưỡng vội vì bé mới chỉ tập ăn. Sữa mẹ vẫn cung cấp toàn bộ nhu cầu cho bé. Lúc này điều quan trọng là cho bé tập làm quen với độ đặc, vị thức ăn và ăn bằng muỗng thay vì cho mút bú. Nên cho bé ăn đặc trước cữ bú lúc đói nhất, sau đó cho bú đủ như bình thường.
  • Một số thức ăn để bé “tập”:
✦ Chuối nạo, đu đủ hoặc xoài nạo bằng muỗng.
✦ Một miếng nhỏ khoai lang hoặc khoai tây tán nhuyễn trộn với và muỗng sữa tươi hoặc sữa mẹ vắt ra.
✦ Một muỗng bột trẻ em đã chín với vài muỗng nước sôi hoặc sữa .
✦ Vài muỗng nước cơm chắt với sữa.
✦ Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.
✦ Vài muỗng đậu phụ nước đường.
  • Tập cho bé ăn như thế nào?
✦ Chọn một trong các thức ăn trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, tăng dần từ 1 lên 3 muỗng. Nên dùng muỗng nông để đưa thức ăn vào giữa lưỡi nhằm giúp bé dễ nuốt.
✦ Trẻ cần 7 – 10 ngày để làm quen với một loại thức ăn đặc mới.
✦ Khi trẻ đã quen với 1 loại thức ăn, bạn hãy tập cho trẻ nếm loại mới với cách như trên. Dần dần bé đẫ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Vậy là bạn đã vượt qua khó khăn đầu tiên.

Thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi


thuc-don-an-dam-cho-be-giai-doan-4-den-6-thang-tuoi-3
THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ GIAI ĐOẠN 4 ĐẾN 6 THÁNG TUỔI 3

Sau đây Blog Chăm Sóc Bà Bầu sẽ cung cấp cho các mẹ thực đơn ăn dặm cho bé nhé!

1. Nước Sinh Tố

  • NƯỚC DƯA HẤU
Cách nấu:  http://bit.ly/2pjzR5M

  • NƯỚC CAM TƯƠI
Cách nấu: http://bit.ly/2VIStrT

  • NƯỚC CÀ CHUA
Cách nấu: http://bit.ly/2ODmMig

  • NƯỚC RAU DỀN
Cách nấu: http://bit.ly/33A2KcF

  • NƯỚC ANH ĐÀO
Cách nấu: http://bit.ly/2MxJB47

  • NƯỚC HOA QUẢ HỖN HỢP ĐÀO, TÁO, LÊ
Cách nấu: http://bit.ly/31j1Mjr

2. Món Bột

  • BỘT TRỨNG CÀ RỐT
Cách nấu: http://bit.ly/2ppomcM

  • BỘT ĐẬU PHỤ BÍ XANH
Cách nấu: http://bit.ly/2OPMZdB

  • BỘT TRỨNG SU SU
Cách nấu: http://bit.ly/32kbPG7

  • BỘT SỮA BÍ ĐỎ
Cách nấu: http://bit.ly/33zhUyW

  • BỘT RAU CỦ HỖN HỢP
Cách nấu: http://bit.ly/33CTMLP

  • BỘT CÀ RỐT TÁO ĐỎ
Cách nấu: http://bit.ly/2qiuhRB

  • BỘT CHUỐI TIÊU
Cách nấu: http://bit.ly/325CQwV

  • BỘT TÁO KHOAI LANG
Cách nấu: http://bit.ly/2oLuCvt

  • BỘT LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ ĐẬU PHỤ
Cách nấu: http://bit.ly/2VFYTYS

3. Món Súp

  • SÚP KHOAI TÂY CÀ CHUA
Cách nấu: http://bit.ly/2pt53zh

  • SÚP CÀ RỐT CỦ CẢI KHOAI TÂY
Cách nấu: http://bit.ly/2MiGA96

  • SÚP TÁO ĐỎ
Cách nấu: http://bit.ly/2q8Xe27

Đó chính là tất cả thực đợn cho trẻ đã được Blog Chăm Sóc Bà Bầu tổng hợp giúp cho các mẹ có thể hiểu được tầm quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng cho bé và các món ăn thơm ngon đầy dinh dưỡng. Nếu bài viết có ích, hãy share và để lại bình luận bên dưới nhé các mẹ!
Được tổng hợp bởi: ChefOfKing.Net